NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI TRIỂN KHAI HỆ THỐNG GIỮ XE THÔNG MINH

DANH MỤC CÂU HỎI

  1. Hệ thống mới có giải quyết được tình trạng kẹt xe giờ cao điểm?
  2. Hệ thống có đảm bảo an toàn tuyệt đối không bị va đập khi xe đi qua?
  3. Máy server bị sự cố hoặc mất kết nối internet thì hệ thống sẽ ra sao?
  4. Hệ thống bảo mật dữ liệu như thế nào?
  5. Nếu 1 làn nào đó bị hỏng 1 số thiết bị hoặc tê liệt toàn bộ thì phải làm sao?
  6. Muốn phát triển thêm 1 tính năng nào đó hoặc muốn thay thiết bị để nâng cấp công nghệ thì khả thi không?
  7. So sánh tiện ích của 3 loại xác thực: khuôn mặt, vân tay, thẻ từ
  8. Tại sao công nghệ nhận diện biển số tự động không dùng thẻ tầm xa (UHF) đối xe ô tô là ưu Việt?
  9. Nếu cư dân dùng thẻ vãng lai để đi vào và dùng thẻ cư dân để đi ra có được không?
  10. Biển số bị trầy, bẩn, mờ,… không nhận diện được thì xử lý như nào?
  11. Cư dân có xe bị hỏng phải mượn xe người khác về chung cư thì dùng thẻ cư dân được không?
  12. Bạn bè mượn xe cư dân và mang đến chung cư để trả nhưng không có thẻ cư dân thì vào được không?
  13. Cư dân cầm nhầm thẻ người thân thì vào ra như thế nào?
  14. Bị mất thẻ xe thì có lo bị lấy mất xe không?
  15. Có người cố ý dùng biển số giả (trùng biển số với xe cư dân) để vào chung cư gửi có được không?
  16. Muốn truy xuất thông tin của 1 xe bất kỳ hoặc sự kiện bất thường được không?
  17. Những sự cố nào về phần cứng trong quá trình vận hành và hướng xử lý nhanh?

GIẢI ĐÁP THÔNG TIN

1. Hệ thống mới có giải quyết được tình trạng kẹt xe giờ cao điểm?

Với thiết kế giải pháp hiện tại của LOVAD, hệ thống được vận hành tự động. Với mỗi giao dịch vào/ra từ lúc dừng xe đến lúc hệ thống xử lý thành công mất khoảng 3-5 giây/lượt. Như vậy hệ thống gồm 3 làn vào, 3 làn ra xe máy đảm bảo thông lượng khoảng 900-1000 lượt vào hoặc ra /30 phút giờ cao điểm.

2. Hệ thống có đảm bảo an toàn tuyệt đối không bị va đập khi xe đi qua?

  • Hệ thống thiết kế với cơ chế vào ra tự động bằng cảm biến từ. Vòng cảm biến từ đặt âm đất dưới tầm chắn của thanh barrier có nhiệm vụ cảm biến được xe đang trong tầm hay đã đi qua barrier rồi. Nếu xe đang dưới thanh chắn, barrier vô hiệu hóa tất cả các tác động đóng xuống.
  • Trường hợp thanh chắn đang đóng xuống nhưng có xe chạy quá trớn vào barrier thì thanh chắn lập tức bật lên lại cho đến khi xe ra khỏi barrier mới đóng lại.

3. Máy server bị sự cố hoặc mất kết nối internet thì hệ thống sẽ ra sao?

  • Hệ thống có chế độ đồng bộ dữ liệu tức thời giữa các máy trạm và server, ngay tại 1 thời điểm các máy trạm đều gửi – nhận dữ liệu cho nhau nên không phụ thuộc vào server. Khi server được xử lý kết nối vào hệ thống tự động khôi phục dữ liệu từ các máy trạm về server.
  • Hệ thống hoạt động không sử dụng đến internet mà sử dụng hệ thống mạng nội bộ qua cáp mạng và cáp quang. Internet chỉ sử dụng cho việc thống kế và truy xuất dữ liệu từ xa trên web, app.

4. Hệ thống bảo mật dữ liệu như thế nào?

Phần mềm phát triển trên hệ thống cơ sở dữ liệu PostgreSQL nên dữ liệu bảo mật tuyệt đối nếu không có quyền truy cập vào dữ liệu.

Tài khoản đăng nhập được phân chia và cấp quyền theo nhiều cấp độ:

  • Tài khoản admin: Toàn quyền thiết lập cấu hình, dữ liệu hệ thống;
  • Tài khoản quản lý: Kiểm tra, thống kê, tra soát tất cả dữ liệu trong hệ thống;
  • Tài khoản bảo vệ: Kiểm soát xe vào ra trên máy trạm. Chỉ được phép nhập liệu, không được phép chỉnh sửa.

5. Nếu 1 làn nào đó bị hỏng 1 số thiết bị hoặc tê liệt toàn bộ thì phải làm sao?

  • Nếu làn xe bị hỏng đầu đọc thì sử dụng đầu đọc dự phòng hoặc điện thoại có cài ứng dụng LParking để quẹt thẻ.
  • Nếu bị hỏng camera thì bảo vệ kiểm tra bằng mắt và nhập biển số vào để cho xe qua.
  • Nếu làn đó bị tê liệt toàn bộ thì bảo vệ dùng điện thoại cài ứng dụng LParking và kết nối internet để kiểm soát vào ra tạm thời.
  • Ngoài ra bất kỳ thiết bị nào bị hỏng hệ thống đều cảnh báo về trung tâm an ninh và ứng dụng di dộng của cán bộ quản lý ngay tức thời để chủ động xử lý

6. Muốn phát triển thêm 1 tính năng nào đó hoặc muốn thay thiết bị để nâng cấp công nghệ thì khả thi không?

Phần mềm được phát triển bởi kỹ sư Việt Nam, có trụ sở tại Hồ Chí Minh nên việc mở rộng và tích hợp thêm tính năng, thiết bị để nâng cấp công nghệ thì hoàn toàn chủ động được.

7. So sánh tiện ích của 3 loại xác thực: khuôn mặt, vân tay, thẻ từ

Đối với ô tô có thể không cần đến 1 trong 3 loại phương thức xác thực trên

Đối với xe máy phải bắt buộc sử dụng 1 trong 3 loại phương thức xác thực, tuy nhiên có nhưng ưu – nhược như sau:

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT  NHẬN DẠNG VÂN TAY

XÁC THỰC THẺ TỪ RFID

 

 

Bảo mật

 

 

Bảo mật rất tốt

Tỷ lệ 99% ngay cả với việc đeo khẩu trang nhưng phải gỡ kính đen

Bảo mật rất tốt

Tỷ lệ 100%

Bảo mật tốt

Tỷ lệ 100%

Tốc độ đọc và xác thực < 1s 1-2s <1s
 

 

Tiện ích

 

 

Không tiếp xúc nhưng phải đảm bảo không che quá nửa trên của mặt.

Không cần phải mang theo thẻ.

Không cần mang theo thẻ.

Yêu cầu tay phải khô & sạch.

Đọc được thẻ ngay cả trong ví hoặc tệp nhựa.

Phải mang thẻ theo.

 

Phụ thuộc môi trường

 

Không có thiết bị lắp ngoài trời, cần có mái che. Không có thiết bị lắp ngoài trời, cần có mái che.

Mưa ướt không quét được.

Không bị ảnh hưởng.
 

Chi phí đầu tư

 

Rất cao Cao Thấp
 

Tính phổ biến

 

Rất ít nơi áp dụng Có nhưng ít Hầu hết đều áp dụng

 

8. Tại sao công nghệ nhận diện biển số tự động không dùng thẻ tầm xa (UHF) đối xe ô tô là ưu Việt?

  • Xe được xác thực chính xác 98-100% mà không cần dừng lại hay hạ kính.
  • Không bị ảnh hưởng nhiễu sóng Radio, bị loạn tín hiệu khi trên xe có nhiều thẻ UHF hoặc nhiều xe nối đuôi nhau.
  • Không tốn chi phí đầu tư đầu đọc thẻ và thẻ UHF, chi phí bảo trì, thay thế nếu thiết bị hư hỏng.
  • Không lo việc quên mang theo thẻ.

9. Nếu cư dân dùng thẻ vãng lai để đi vào và dùng thẻ cư dân để đi ra có được không?

  • Cư dân đã có thẻ cư dân nhưng cố tình lấy thẻ vãng lai đi vào, hệ thống không chấp nhận: Khi đăng ký thẻ vãng lai cho xe cư dân, hệ thống phát hiện biển số này đã đăng ký thẻ cư dân nên không cho phát hành thẻ vãng lai.
  • Nếu cư dân báo để quên thẻ cư dân ở nhà: Điều này cần xác minh lại giao dịch ra, vì đi ra phải có thẻ cư dân mới ra ngoài được.
  • Nếu cư dân báo mất thẻ: Làm biên bản xác nhận, liên hệ BQL để hủy thẻ cư dân, cấp lại thẻ tạm cho cư dân cho đến khi được cấp thẻ mới.

10. Biển số bị trầy, bẩn, mờ,… không nhận diện được thì xử lý như nào?

Trường hợp này nằm ngoài phạm vi xử lý tự động của phần mềm. Biển số bị trầy, bẩn, mờ,… không nhận diện được thì bảo vệ phải xác thực lại bằng mắt rồi nhập liệu vào giao dịch cho đúng thực tế.

11. Cư dân có xe bị hỏng phải mượn xe người khác về chung cư thì dùng thẻ cư dân được không?

Thẻ cư dân không sử dụng cho xe vãng lai được và ngược lại. Nên trường hợp này phải đăng ký thẻ vãng lai cho cư dân. Tính phí hay không theo quy định của BQL. Nếu thẻ thuộc diện thẻ tạm sẽ không thu phí.

12. Bạn bè mượn xe cư dân và mang đến chung cư để trả nhưng không có thẻ cư dân thì vào được không?

  • Có người dùng xe cư dân đến chung cư nhưng không có thẻ, người đó phải liên hệ trực tiếp với chủ xe để giải quyết.
  • Trong trường hợp cần cấp thẻ tạm thì phải theo quy trình như trường hợp số 9.

13. Cư dân cầm nhầm thẻ người thân thì vào ra như thế nào?

Cầm nhầm thẻ người thân không được phép đi qua trạm kiểm soát.

14. Bị mất thẻ xe thì có lo bị lấy mất xe không?

  • Cư dân hoặc khách vãng lai bị mất thẻ xe cần báo ngay cho bảo vệ kiểm soát cổng hoặc BQL để tiến hành khóa thẻ, cấp lại thẻ mới.
  • Chỉ có tài khoản Quản lý mới truy xuất được thông tin trên thẻ nên người nhặt thẻ lấy đúng xe thì khó xảy ra.

15. Có người cố ý dùng biển số giả (trùng biển số với xe cư dân) để vào chung cư gửi có được không?

  • Đối với xe máy: Phải đúng thẻ đã đăng ký khớp với biển số mới vào chung cư được
  • Đối với ô tô: Phần mềm sẽ thông báo biển số 123-XYZ có trong bãi rồi, vui lòng kiểm tra lại. Lúc này bảo vệ kiểm tra thông tin tên chủ xe, màu xe, căn hộ.

16. Muốn truy xuất thông tin của 1 xe bất kỳ hoặc sự kiện bất thường được không?

  • Tài khoản Quản lý có thể truy xuất thông tin, thời gian vào ra, thời gian lưu trong bãi của 1 xe bất kỳ thông qua biển số, số thẻ, tên chủ xe.
  • Những sự kiện bất thường được hệ thống lưu ở 1 danh sách riêng để BQL dễ dàng tìm kiếm, theo dõi và xác minh.
  • Ngoài ra, hệ thống còn có dữ liệu camera ghi lại 24/7, có thể truy xuất được thông tin hình ảnh nhanh chóng khi có sự kiện bất thường ở cổng.

17. Những sự cố nào về phần cứng trong quá trình vận hành và hướng xử lý nhanh?

Đóng/ngắt nguồn bảo trì, bị cúp điện

  • Khi cần đóng/ngắt nguồn sẽ có các vị trí đóng ngắt: Tủ nguồn tòa nhà (trong chốt bảo vệ), Tủ nguồn chính. Tất cả CB đều được đánh nhãn “BARRIER”
  • Nếu muốn đóng ngắt nguồn từng làn xe thì đóng CB từng làn (có đánh nhãn) trong tủ nguồn Barrier.
  • Khi bị cúp điện, hệ thống sẽ được UPS nuôi nguồn để vận hành từ 10-30 phút tùy vào mật độ đóng mở barrier, khi điện UPS sắp hết sẽ báo hiệu bằng âm thanh. Vì vậy trong thời gian nuôi nguồn cần cân nhắc thời gian để mở tất cả barrier lên sau đó cắt nguồn hoàn toàn hệ thống và bật nguồn khi có điện trở lại.
  • Trường hợp tủ barier bị mất điện, mở tủ và vặn núm quay động cơ theo cùng chiều kim đồng hồ, barrier sẽ được mở lên (chỉ sử dụng khi không có điện trong tủ)

Barrier không tự động mở/đóng

  1. Nếu xe được vào ra hợp lệ nhưng barrier vẫn không tự động thì dùng bàn điều khiển bằng tay. Nếu xảy ra nhiều lần thì tắt mở lại hệ thống hoặc gọi đến hỗ trợ kỹ thuật của chúng tôi.

Camera mất hình hoặc chụp không rõ

  • Ngắt nguồn điện của thiết bị switch và mở lại để khởi động lại camera, sau đó khởi động lại phần mềm.

Phần mềm bị treo, không sử dụng được bàn phím/chuột hoặc thẻ

  • Khởi động lại máy tính bằng cách tắt nguồn và bật lại.

Đầu đọc thẻ từ tầm gần không nhận thẻ

  • Kiểm tra lại nguồn cấp tại ổ cắm nguồn cho đầu đọc thẻ được bố trí tại tủ giữ xe.

Đầu đọc thẻ từ tầm xa không nhận thẻ

  • Kiểm tra lại nguồn cấp tại ổ cắm nguồn cho đầu đọc thẻ tầm xa được bố trí tại tủ kết nối.

Để tránh các sự cố trên xảy ra, hệ thống phải được bảo trì bảo dưỡng định kỳ 3-4 tháng/lần.